Trại hè khoa học MaSSP 2017 tham quan USTH

18/07/2017

MaSSP là Trại hè Toán và khoa học (Tin học, Vật lý và Kỹ thuật hóa học) nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các em học sinh giỏi THPT, đồng thời giúp các em làm quen với môi trường học tập, nghiên cứu ở các nước tiên tiến trên thế giới.

Năm nay Trại hè được tổ chức tại Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội từ 19/6 – 1/7/2017 với số lượng khoảng 60 học sinh được tuyển chọn từ các trường THPT trong cả nước. Có bốn môn học Toán, Tin học, Vật lý và Kỹ thuật hóa học được giảng dạy và hướng dẫn bởi các tiến sĩ, nghiên cứu sinh đang học tập hoặc đã tốt nghiệp từ Viện Công nghệ MIT, ĐH Chicago, École Polytechnique và các cơ sở đào tạo uy tín khác trên thế giới.
 

DSC07979
TS. Trần Đình Phong chia sẻ với các bạn học sinh trại hè về các đề tài nghiên cứu của Lab NENS

 

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội luôn quan tâm và chú trọng đến việc hỗ trợ các trường THPT và CLB tổ chức các hoạt động nhằm nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học và công nghệ của học sinh, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Chính vì lẽ đó, ngày 19/6/ 2017, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội –USTH đã mở cửa phòng thí nghiệm và  chào đón nhóm học sinh của Trại hè khoa học MaSSP 2017 đến tham quan và tham gia các hoạt động trải nghiệm khoa học.
 

DSC08001
Tham quan phòng Lab Vũ trụ 

 

29 học sinh của trại hè và 10 TNV đã có buổi giao lưu thú vị với TS. Trần Đình Phong, Đồng Trưởng Khoa Công nghệ Tiên Tiến và Vật liệu Nano về các đề tài nghiên cứu công nghệ Nano của Lab NENS. Sau đó, các em đã có tham quan phòng Lab Vật lý, Vũ trụ và Nước- Môi trường- Hải dương học với sự hướng dẫn của các sinh viên và giảng viên của USTH. Đặc biệt, 5 học sinh của trại hè MaSSP sẽ có các buổi thực hành trong phòng Lab của Khoa Công nghệ Tiên Tiến và Vật liệu Nano.

Em Trần Thanh Thiện, chia sẻ: “ Em được các anh chị MaSSP dẫn đi tham quan trường ĐH Khoa Học và Công Nghệ Hà Nội, để tìm hiều về những nghiên cứu và công nghệ mới, và đặc biệt là các phòng thí nghiệm mà em chưa bao giờ được đến, học được rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới về khoa học. Đặc biệt là gặp thầy Phong và được nghe về lá nhân tạo để biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng điện. Cuối chuyến đi thì niềm đam mê của em với khoa học được tăng lên rất rất nhiều.”

 

DSC08094
Lắng nghe chia sẻ của giảng viên USTH trong phòng Lab Nước- Môi trường- Hải dương học 
DSC08069
Trải nghiệm các thí nghiệm vật lý cơ bản 
DSC08054
Trải nghiệm các thí nghiệm trong phòng Lab Vũ trụ 
Chia sẻ: