Space Talk: Sự phân cực và bất đẳng hướng của nền vi sóng vũ trụ
Khoa Vũ trụ và Ứng dụng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) trân trọng thông báo và kính mời quý vị quan tâm đến dự buổi nói chuyện chuyên đề của PGS. Guillaume Patanchon (APC Paris), sẽ được tổ chức vào lúc 17h30 Thứ Năm, 09/01/2020.
Vũ trụ đang giãn nở và động lực học của nó được mô tả bởi mô hình vũ trụ học dựa trên lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein. Tuy nhiên, bản chất của hai thành phần chính của vũ trụ là vật chất tối và năng lượng tối, cũng như bản chất vật lý của các pha đầu tiên của vũ trụ diễn ra chỉ trong chưa đến 1 giây sau Vụ Nổ Lớn, vẫn chưa được sáng tỏ cho đến ngày nay. Nền vi sóng vũ trụ (CMB) là bức xạ tàn dư lấp đầy toàn bộ vũ trụ ở nhiệt độ 2,75 Kevil ngày nay, đã xuất hiện từ 380000 năm sau Vụ Nổ Lớn khi mà các hạt điện tử (electron) và chất tử (proton) kết hợp để tạo thành các nguyên tử (atom) đầu tiên. Các thăng giáng nhiệt độ nhỏ của CMB, ở cấp độ 100 mK, là một bằng chứng kỳ diệu cung cấp thông tin về các đại lượng chưa biết đó, vốn đang cản trở các điều kiện vật lý học của vũ trụ nguyên thuỷ, đặc biệt cùng với các đo đạc phân cực của bức xạ.
Trong buổi seminar này, tôi sẽ gưới thiệu về mô hình vũ trụ học, vật lý của CMB và các quan sát hiện nay về CMB.
Chương trình vào cửa tự do.
- Tiêu đề: Sự phân cực và bất đẳng hướng của nền vi sóng vũ trụ
- Chủ trì: PGS. Guillaume Patanchon (Phòng thí nghiệm Hạt thiên văn và Vũ trụ học, trường Đại học Paris Diderot, Paris, Cộng hoà Pháp)
- Thời gian: 17:30-18:30, Thứ Năm, 09/01/2020
- Địa điểm: phòng 614, toà nhà A21, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Nội dung
Vũ trụ đang giãn nở và động lực học của nó được mô tả bởi mô hình vũ trụ học dựa trên lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein. Tuy nhiên, bản chất của hai thành phần chính của vũ trụ là vật chất tối và năng lượng tối, cũng như bản chất vật lý của các pha đầu tiên của vũ trụ diễn ra chỉ trong chưa đến 1 giây sau Vụ Nổ Lớn, vẫn chưa được sáng tỏ cho đến ngày nay. Nền vi sóng vũ trụ (CMB) là bức xạ tàn dư lấp đầy toàn bộ vũ trụ ở nhiệt độ 2,75 Kevil ngày nay, đã xuất hiện từ 380000 năm sau Vụ Nổ Lớn khi mà các hạt điện tử (electron) và chất tử (proton) kết hợp để tạo thành các nguyên tử (atom) đầu tiên. Các thăng giáng nhiệt độ nhỏ của CMB, ở cấp độ 100 mK, là một bằng chứng kỳ diệu cung cấp thông tin về các đại lượng chưa biết đó, vốn đang cản trở các điều kiện vật lý học của vũ trụ nguyên thuỷ, đặc biệt cùng với các đo đạc phân cực của bức xạ.
Trong buổi seminar này, tôi sẽ gưới thiệu về mô hình vũ trụ học, vật lý của CMB và các quan sát hiện nay về CMB.
Chương trình vào cửa tự do.